Ngày D (6 tháng 6 năm 1944) Trận Mũi Hoc

Đổ bộ

Tôi là người đầu tiên rời khỏi xuồng đổ bộ. Người đi thứ bảy đi sau tôi là người tiếp theo tiến vào bãi biển thành công mà không bị trúng đạn. Toàn bộ người ở giữa khoảng đó đều bị trúng đạn. Hai người bị giết, ba người bị thương. Đó chính là cách bạn gặp may mắn.

Đại úy Richard P. Merrill, Đại đội E, Tiểu đoàn Biệt kích số 2.[9]

Lực lượng đổ bộ được chuyên chở bằng mười xuồng LCA, hai xuồng LCA và hai xuồng LCS chở theo đạn dược và trang thiết bị và bốn xe DUKW chở theo các tấm thang dài 30 m được cấp bởi Sở Cứu hỏa London. Họ phải di chuyển trong điều kiện gió lớn và biển động mạnh. Xuồng LCA số 860 chìm do bị sóng đánh lật, khiến gần toàn bộ thành viên trên xuồng chết đuối. Xuồng LCA số 914 chở trang bị chìm và xuồng còn lại phải vứt phần lớn số đạn và trang bị trên xuồng để giữ cho xuồng không bị nhấn chìm. Khi cách bờ khoảng một dặm, pháo cối và súng máy Đức bắt đầu bắn dữ dội vào nhóm Biệt Kích, khiến một xe DUKW và xuồng LCS số 91 bị chìm.[10]

Do xuồng Fairmile B định vị sai vị trí nên quá trình đổ bộ gặp nhiều trở ngại. Đội Biệt Kích đổ bộ vào Mũi Hoc lúc 07:10, chậm 40 phút so với kế hoạch, với hơn một nửa lực lượng còn khả năng chiến đấu. Các pháo cối bắt đầu phóng móc dây lên đỉnh vách đá. Khi lính Biệt Kích bắt đầu leo lên vách đá, các tàu chiến Đồng Minh bao gồm thiết giáp hạm Texas, khu trục hạm Satterlee, Ellyson và khu trục hạm hộ tống Talybont bắt đầu khai hỏa để áp chế lực lượng quân Đức.[11][12] Nhưng quân Đức vẫn bắn trả và đáp lựu đạn xuống vị trí của lính Biệt Kích dưới chân vách đá.[13]

Tấn công

Lính Biệt Kích đang nghỉ ngơi tại Mũi HocKhông ảnh chụp Mũi Hoc sau trận chiến ngày 6-8 tháng 6 năm 1944. Boongke ở góc phải bức ảnh được dùng làm sở chỉ huy dã chiến của Trung tá Rudder trong trận đánh.

Theo kế hoạch, Đại đội A và B của Tiểu đoàn 2, cùng với toàn bộ Tiểu đoàn Biệt kích số 5, sẽ chờ ở ngoài khơi và đợi tín hiệu phát đi từ vách đá. Lúc 07:45, nhóm Biệt Kích phát đi tín hiệu "Praise the Lord" báo hiệu rằng toàn bộ lính Biệt Kích đã leo lên được mục tiêu, nhưng đã quá muộn, nhóm Biệt Kích chờ ở ngoài khơi đã di chuyển về Bãi Omaha.[14] Nhóm Biệt Kích khoảng 500 người này đã không hoàn thành đựoc nhiệm vụ đề ra trong kế hoạch do chiến sự ác liệt ở Bãi Omaha.[15] Tiểu đoàn Biệt Kích số 5, dưới sự chỉ huy của Trung tá Max Schneider. đã đổ bộ vào phân khu Dog Red thay vì Dog Green. Quyết định thay đổi vị trí đổ bộ của Schneider đã giúp thương vong của Tiểu đoàn 5 đạt mức rất thấp, họ chỉ mất 6 người trong tổng số 450 người tiến về vị trí tường chắn sóng ở cuối bãi biển. Đại đội A và B của Tiểu đoàn 2 đổ bộ vào Dog Green và Dog White và chịu thiệt hại nặng nề. Tuy nhiên sự có mặt của họ ở Dog Green và Dog White đã giúp đảo ngược tình thế vốn đang hoàn toàn bất lợi với người Mỹ. Họ là một trong những đơn vị đầu tiên chọc thủng tuyến phòng thủ quân Đức ở Omaha và nhanh chóng tiến vào Vierville.

Thượng sĩ Nhất Leonard G. Lomell và Trung sĩ Jack E. Kuhn cùng một khẩu pháo 155 mm được hai người phá hủy ở phía nam Mũi Hoc

Khi lực lượng Biệt Kích leo lên được vách đá ở Mũi Hoc, họ chịu thương vong 15 người, phần lớn do hỏa lực của quân Đức ở cánh trái và hầu hết radio đều bị hỏng.[16][17] Nhóm Biệt Kích phát hiện ra rằng mục tiêu chính của họ, những khẩu pháo 155 mm, đều không có mặt trên đỉnh Mũi Hoc. Trung tá Rudder cho tập hợp người lại và vài nhóm nhỏ được tách ra để đi tìm những khẩu pháo. Hai người lính Biệt Kích, Thượng sĩ Nhất Leonard G. Lomell và Trung sĩ Jack E. Kuhn thuộc Đại đội D bất ngờ phát hiện ra năm khẩu pháo được đặt sau một hàng cây cách vị trí gốc khoảng 500-600 m và được ngắm về vị trí Bãi Utah. Họ sau đó phá hủy chúng bằng lựu đạn nhiệt nhôm. Đại đội E sau đó cũng phát hiện ra kho đạn dược cho những khẩu pháo 155 mm và phá hủy chúng bằng lựu đạn nhiệt nhôm.[6]

Dù các báo cáo ban đầu cho rằng cuộc tấn công vào Mũi Hoc là một nỗ lực lãng phí vì không tìm được pháo 155 mm của quân Đức ở đó, trên thực tế, cuộc tấn công là một thành công lớn. Đến 09:00, lực lượng Biệt Kích đã phong toả toàn bộ con đường từ Saint-Pierre-du-Mont tới Grandcamp phía sau Mũi Hoc. Cùng với năm khẩu pháo 155 mm bị phá hủy, Tiểu đoàn Biệt Kích số 2 là đơn vị Mỹ đầu tiên hoàn thành nhiệm vụ trong Ngày D.[18]

Quân Đức phản công

Trung tá James E. Rudder tại Sở chỉ huy Tiểu đoàn 2, Mũi Hoc, 7 tháng 6 năm 1944

Dù lực lượng Biệt Kích đã chiếm thành công Mũi Hoc, họ vẫn hoàn toàn bị cô lập với các lực lượng Đồng Minh còn lại.[19] Từ ngày 6 tới ngày 8 tháng 6, quân Đức liên tục tổ chức nhiều đợt phản công nhằm tái chiếm Mũi Hoc, nhưng đều bị lính Biệt Kích đánh bật ra. Tiểu đoàn Biệt Kích số 5 cùng các đơn vị thuộc Trung đoàn Bộ binh 116 đã cố gắng tiến về Mũi Hoc từ Bãi Omaha nhưng gặp kháng cự mạnh từ Trung đoàn Grenadier 914. Trung tá Rudder gửi đi một bức điện duy nhất từ chiếc radio cuối cùng: "nhiệm vụ đã hoàn thành - cần tiếp tế đạn dược và quân tiếp viện - nhiều thương vong". Chiều 6 tháng 6, chỉ có 23 lính Biệt Kích dưới sự chỉ huy của Trung úy Charles H. Parker Jr từ Đại đội A đổ bộ vào Omaha có thể tiến vào tiếp viện cho Tiểu đoàn 2. Trên thiết giáp hạm Texas, một cuộc họp nhỏ diễn ra về việc quyết định đưa 84 lính Thủy quân Lục chiến trên tàu vào Mũi Hoc tiếp viện cho lính Biệt Kích. Vào những phút cuối cùng, chỉ thị từ cấp trên chuyển xuống rằng không cho phép bất kì lính Thủy quân Lục chiến nào đặt chân lên bờ hoặc làm nhiệm vụ hỗ trợ các xuồng đổ bộ của Lục quân.[20]

Màn đêm buông xuống và quân Đức tiến hành các cuộc tấn công nhỏ lẻ. Họ nhiều lần chọc thủng phòng tuyến của Mỹ nhưng sau đó đều bị lính Biệt Kích đẩy lùi. Đạn dược gần cạn và quân tiếp viện vẫn chưa đến. Ngoài ra, nhiều lính Biệt Kích bị bắt làm tù binh vì tuyến phòng thủ của họ quá mỏng và các đơn vị bị phân tán.

Ngày 7 tháng 6, chiến sự vẫn diễn ra ác liệt. Quân Đức tập trung phản công ở phía tây Mũi Hoc, xung quanh hệ thống boongke phòng không, với sự hỗ trợ của một khẩu pháo 88 mm. Rudder từ bỏ ý định bảo vệ boongke và cho rút lui khỏi boongke sau khi đã mất hai mươi binh sĩ. Ở những nơi khác, thuơng vong của đơn vị Biệt Kích tăng cao do bị hỏa lực bẳn tỉa của Đức tấn công quấy rối. Đồng thời biển động mạnh khiến việc di tản thương binh gặp nhiều khó khăn.

Sáng ngày 8 tháng 6, quân Đức phản công lần cuối cùng, nhưng đến khoảng giữa trưa, quân tiếp viện Mỹ từ Bãi Omaha bao gồm Tiểu đoàn Biệt Kích số 5 và Tiểu đoàn 1, Trung đoàn Bộ Binh 116, cùng với xe tăng thuộc Tiểu đoàn Thiết giáp 743 bắt đầu tiến vào Mũi Hoc và giải cứu đơn vị của Trung tá Rudder. Bị áp đảo hoàn toàn, quân Đức phải rút lui về sông Aure, phía nam vị trí N13.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Trận Mũi Hoc http://www.6juin1944.com/assaut/omaha/en_hoc.php http://www.dday50.com/ http://www.legionofvalor.com/citation_parse.php?ui... http://www.reagan.utexas.edu/archives/speeches/198... http://www.abmc.gov/home.php http://www.history.army.mil/books/wwii/smallunit/s... http://www.history.army.mil/html/books/007/7-4-1/C... http://www.migraction.net/index.php?m_id=1510&frmS... http://www.americandday.org http://www.pritzkermilitarylibrary.org/Home/Patric...